Các bước nên làm để “cô bé” không bị viêm nhiễm khi đi du lịch
Thường khi đi du lịch, chúng ta không thể kiểm soát được độ sạch sẽ, chất lượng của nơi sẽ đến. Ví dụ như nguồn nước hay môi trường xung quanh. Đó là lý do mà không ít bạn gái bị viêm nhiễm vùng kín mỗi khi đi du lịch về.
Để chuyến đi chơi được vui vẻ mà không phải bận tâm đến vấn đề sức khỏe, SEBT sẽ hướng dẫn các bước nên làm để giữ “cô bé” không bị viêm nhiễm khi đi du lịch trong bài viết dưới đây.
Bước 1: Dùng nước sạch để vệ sinh “cô bé”
Nếu nơi bạn đến mà có thể uống nước được tại vòi thì bạn dùng trực tiếp nước đó để vệ sinh “cô bé”.
Nhưng nếu bạn đến những nơi, ví dụ vùng sâu vùng xa, với nguồn nước không được đảm bảo chất lượng thì bạn không nên vệ sinh vùng kín trực tiếp bằng nước từ vòi.
Thay vào đó, SEBT khuyên bạn hãy mang theo khăn giấy ướt có độ pH trung tính và khăn giấy khô (cả hai đều không mùi). Nếu bạn thắc mắc nên mua khăn giấy ướt của thương hiệu nào cho an toàn thì sắp tới SEBT sẽ lên một bài review về chủ đề này, bạn nhớ theo dõi và đón xem nhé.
Bạn sẽ dùng khăn giấy để lau rửa bên ngoài âm hộ khi đi chơi bên ngoài. Tới lúc về lại khách sạn hoặc cuối mỗi ngày trước khi ngủ, bạn dùng nước uống để rửa vùng kín một lần nữa.
Hình ảnh được cung cấp bởi Amritanshu Sikdar trên Unsplash
Dù cách này nghe hơi phí tiền nhưng SEBT đảm bảo nếu làm như vậy, bạn sẽ hạn chế rất nhiều tình trạng viêm nhiễm “cô bé” khi đi du lịch.
Bước 2: Sử dụng Mismiz Inner Refreshing Wash để “cô bé” không bị khô
Có một tình trạng mà SEBT hay gặp là mỗi lần tắm biển xong, “cô bé” lại bị khô và hơi rát rát. Dù sau đó bạn có dùng khăn giấy hay nước sạch để vệ sinh thì cũng khó lòng cải thiện vì trong lúc tắm biển, vô số hệ vi sinh vật đã “kịp thời” chui vào âm đạo, phá hủy sự cân bằng bên trong, khiến “cô bé” bị khô.
Hình ảnh được cung cấp bởi Malvestida trên Unsplash
Nhưng chúng ta cũng không thể vì thế mà từ bỏ tắm biển. Do đó, một giải pháp mà SEBT phát hiện và đã cứu nguy cho niềm đam mê tắm biển là sản phẩm Mismiz Inner Refreshing Wash.
Sau khi SEBT sử dụng sản phẩm này để vệ sinh vùng kín thì thấy hiệu quả ngoài mong đợi. “Cô bé” được rửa sạch sâu từ bên trong, lấy lại độ cân bằng pH vùng kín, giữ cho không bị viêm nhiễm hay bị khô. Dù có đi tắm biển bao lâu thì khi sử dụng em này để vệ sinh sau cùng, SEBT đã không còn tình trạng ngứa ngáy khô rát nữa.
Sắp tới SEBT sẽ có bài review chi tiết về cách dùng Mismiz Inner Refreshing Wash sao cho hiệu quả.
Bước 3: Dưỡng ẩm cho “cô bé”
Sau khâu làm sạch sâu với Mismiz Inner Refreshing Wash, SEBT tiếp tục dùng Mismiz Inner Beauty Gel với tần suất 2 – 3 lần/tuần. Nếu chuyến du lịch của bạn kéo dài 4 ngày thì có thể dùng em này ở ngày thứ 2, thứ 3 chứ không dùng hàng ngày như em Wash. Nhưng ở điều kiện không thuận lợi thì bạn nên dùng mỗi ngày 1 cây.
Mismiz Inner Beauty Gel thì có tác dụng dưỡng ẩm, giống như bước cuối của chu trình chăm sóc da mặt. Không chỉ vậy, em này còn có thể dùng chung với bao cao su như một chất bôi trơn, giúp “cuộc yêu” thêm mượt mà. SEBT đã có bài review về sản phẩm này rồi, bạn tìm lại ở các bài viết cũ nhé.
Tóm lại, để không bị viêm nhiễm khi đi du lịch, bạn có thể làm theo 3 bước sau:
Bước 1: Mang theo khăn giấy ướt có độ pH trung tính và khăn giấy khô (không mùi) để lau vùng kín.
Bước 2: Mỗi cuối ngày trước khi ngủ, sử dụng Mismiz Inner Refreshing Wash để làm sạch sâu “cô bé”, giữ “cô bé” không bị khô rát.
Bước 3: Cứ cách 2 – 3 ngày, sau khi dùng Mismiz Inner Refreshing Wash thì tiếp tục dưỡng ẩm “cô bé” bằng Mismiz Inner Beauty Gel.
Danh mục khám phá
Dùng thuốc trì hoãn kinh nguyệt có an toàn không?
Có thể bạn đang muốn dời ngày “dâu” ghé thăm vì nhiều lý do như chuẩn bị đi du lịch hay có một kì thi, phỏng vấn quan trọng và sợ cơn đau khi hành kinh sẽ ảnh hưởng. Bạn băn khoăn không biết liệu dùng thuốc trì hoãn kinh nguyệt có an toàn cho chu kỳ kinh nguyệt tự nhiên của mình không. Cùng SEBT tìm hiểu qua bài viết dưới đây và có cho mình câu trả lời nhé.
Cách để “dâu” ghé thăm muộn hơn
Có một số cách để thay đổi ngày hành kinh đến muộn so với bình thường. Bạn có thể sử dụng norethisterone, bản chất là một dạng progestin, giúp ngăn niêm mạc tử cung bong ra, và ngày “đèn đỏ” sẽ tới trễ hơn. Một cách khác là bạn dùng thuốc tránh thai kết hợp. Mỗi cách sẽ có sự vận hành khác nhau trên cơ thể bạn.
Độ an toàn của mỗi cách
Cách 1: Dùng Norethisterone
Norethisterone là một loại thuốc kê toa, cần sự chỉ định của bác sĩ, có thể được sử dụng để trì hoãn ngày “dâu” ghé thăm lên đến 17 ngày. Cách hoạt động là nó làm tăng nồng độ progesterone trong cơ thể, như vậy niêm mạc tử cung sẽ không bong ra, kết quả là kỳ kinh đến muộn. Bình thường vào khoảng từ ngày 22 – 28 của chu kỳ, hormone này sẽ giảm, tạo điều kiện cho lớp nội mạc tử cung tách ra, đào thải khỏi cơ thể.
Norethisterone an toàn cho hầu hết các bạn nữ nếu dùng nó vào dịp cần thiết nhất. Và trước khi bắt đầu, bác sĩ sẽ thăm khám để kiểm tra thể trạng của bạn có phù hợp với cách này hay không.
Hình ảnh được cung cấp bởi Reproductive Health Supplies Coalition trên Unsplash
Cách 2: Dùng viên uống tránh thai kết hợp
Khi sử dụng viên uống tránh thai kết hợp dạng 21 ngày thì sau khi dùng 21 viên, đến 7 ngày nghỉ bạn không nghỉ và uống vỉ tiếp theo. Hoặc với dạng 28 ngày thì 7 viên cuối (không chứa hoạt chất), bạn không uống mà bắt đầu dùng sang vỉ mới luôn. Như vậy ngày hành kinh của bạn sẽ đến muộn hơn. Sử dụng cách này không ảnh hưởng gì đến hiệu quả tránh thai của bạn. Đến khi bạn hết muốn trì hoãn nữa, chỉ cần điều hòa lại cách uống nếu vẫn muốn ngừa thai hoặc không dùng viên uống thì “bé dâu” sẽ xuất hiện bình thường.
Sau khi dừng bao lâu thì kinh nguyệt trở lại bình thường?
Khi bạn dừng cách trì hoãn thì kinh nguyệt trở lại sau 10 – 15 ngày. Có bạn kinh nguyệt đến sớm hơn hoặc có thể đến muộn hơn. Điều này tùy thuộc vào sự điều hòa của cơ thể mỗi người. Nên không có gì phải lo lắng quá nhiều, bạn cứ thong thả, sinh hoạt, luyện tập thể dục thể thao, sống tích cực là ổn thôi.
Hình ảnh được cung cấp bởi mr lee trên Unsplash
Có những ảnh hưởng nào khác không?
Bất cứ loại thuốc nào từ Đông Y đến Tây Y, tùy vào mỗi người mà có những phản ứng khác nhau. Khi sử dụng thuốc trì hoãn kinh nguyệt, dĩ nhiên có sự thay đổi về hormone nên có bạn sẽ nổi mụn, hay thay đổi tâm trạng hoặc có chút khó chịu trong người. Có bạn thì thấy bình thường, không có chuyện gì cả.
Như vậy sử dụng thuốc trì hoãn kinh nguyệt có an toàn không?
Các phương pháp được sử dụng hiện nay được đánh giá là an toàn. Bạn có thể lựa chọn trong trường hợp thật sự cần thiết nhưng không nên quá ỷ lại để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Bên cạnh đó khi chưa chắc chắn nên dùng cách nào phù hợp thì bạn nên thăm khám bác sĩ để có hướng dẫn cụ thể và sử dụng hiệu quả nhé.
Nên suy nghĩ cẩn thận về việc trì hoãn kinh nguyệt
Một điều quan trọng không kém là bạn nên cân nhắc lựa chọn trì hoãn kinh nguyệt vào dịp cần thiết. Với bạn, như thế nào là “bắt buộc” phải trì hoãn? Bạn muốn cảm thấy thoải mái nhất vào ngày cưới, vào kì thi và không muốn ảnh hưởng bởi các cơn đau? Hay đơn giản là để khi đi du lịch biển, bạn muốn tung bay không có “bé dâu” cản trở? Hoặc bạn yêu xa và khó khăn lắm mới có dịp gần gũi với người yêu nên không muốn bị “bà dì” làm phiền?
Hình ảnh được cung cấp bởi Oziel Gómez trên Unsplash
Những nguyên do đưa đến quyết định trì hoãn kinh nguyệt nên thật sự đến từ vì bản thân và thật sự cấp thiết cho chính bạn chứ không nên vì một ai khác. Bởi suy cho cùng, can thiệp đến chu trình tự nhiên trong cơ thể đều sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe.
SEBT hy vọng bạn có thêm những kiến thức hữu ích để trang bị cho bản thân, tự chủ động lựa chọn điều gì là tốt nhất cho chính mình.
Nguồn tham khảo trong bài:
Period Delay & The Pill | LloydsPharmacy Online Doctor UK
Delaying your period with hormonal birth control – Mayo Clinic
How can I delay my period? – NHS (www.nhs.uk)
Nhiễm STIs là hư hỏng, chơi bời hoặc không sạch?
K.ỳ t.hị và bệnh tật luôn đi đôi với nhau. Trong lịch sử loài người, những người mắc các bệnh từ bệnh phong cho đến AIDS đã phải chịu gánh nặng của các phán xét nặng nề về mặt đạo đức. Hiện tại các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng không ngoại lệ. Một người nhiễm STIs dễ bị gắn mác là “chơi bời”, “hư hỏng” hoặc “không được sạch sẽ”.
Vì sao việc nhiễm STIs lại gây ra phản ứng tiêu cực như vậy?
Nguyên nhân một phần là do nhiều người hiểu chưa đúng và đầy đủ về STIs. Không ít người nghĩ chỉ có quan hệ bừa bãi với nhiều người, quan hệ với “gái bán hoa” là mới nhiễm STIs. Do đó trong lịch sử mới từng gọi bệnh là bệnh hoa liễu.
Vì vậy khi ai đó được chẩn đoán nhiễm STIs, người xung quanh thường phán xét về nhân phẩm, hành vi của người đó. Hoặc chính bản thân người nhiễm STIs cũng sợ bị mọi người nghĩ là họ chơi bời không an toàn. Họ sợ bị bạn tình từ chối hoặc chế nhạo.
Hình ảnh được cung cấp bởi Testalize.me trên Unsplash
Mặt trái của sự “sạch sẽ”
Sự k.ỳ t.hị có thể xuất hiện ngay cả trong những cách nói được thốt ra một cách vô tình và ngây thơ nhất. Ví dụ chúng ta hay nói “Em ấy sạch lắm”, “Mình đi kiểm tra rồi, sạch, không bị bệnh gì” để tuyên bố bản thân không nhiễm STIs.
Gọi ai đó hoặc bản thân là “sạch sẽ” nghe có vẻ như là một sự an toàn nghiêm túc đúng đắn nhưng bạn biết không, trái nghĩa với “sạch sẽ” là “bẩn thỉu”. Hàm ý ngầm của câu nói “Mình và người yêu sạch, không bệnh gì” là ai đó mà bị mụn rộp, mụn cóc sinh dục, HIV hay bất kỳ bệnh lây truyền qua đường tình dục nào khác đều “bẩn”.
Tác hại của sự k.ỳ t.hị STIs
Sự k.ỳ th.ị STIs không chỉ gây hại cho chính người nhiễm mà còn cho tất cả mọi người. Bởi chúng ta sẽ khó yêu cầu bạn tình dùng bao cao su vì lo sợ bạn tình sẽ nghĩ chúng ta không tin tưởng đối phương “sạch”.
Hình ảnh được cung cấp bởi Priscilla Du Preez trên Unsplash
Những loại sợ hãi này có thể làm lu mờ phán đoán của chúng ta khi nói đến việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và biến những cuộc trò chuyện về tình dục an toàn trở thành những cuộc đối thoại khó xử đầy những lời buộc tội và phòng thủ.
Sự thật là không có lý do nào để k/ỳ t/hị người nhiễm STIs
Loại phán đoán người nhiễm STIs là chơi bời, không sạch sẽ là vô căn cứ và phi lý bởi các lý do sau:
1/ STIs chỉ là tình trạng nhiễm trùng. Chúng có thể lây nhiễm cho bất kỳ ai ở mọi chủng tộc, giới tính, tôn giáo hay xu hướng tính dục. Chúng không phản ánh giá trị hay đạo đức của con người.
2/ Chỉ cần một bạn tình là đã có khả năng lây nhiễm STIs chứ không phải quan hệ với nhiều người mới nhiễm. Vì vậy STIs không nói lên điều gì về lịch sử tình trường của bạn.
3/ Hầu hết các STIs đều không biểu hiện triệu chứng. Cách duy nhất để bạn biết mình có nhiễm STIs không là đi xét nghiệm định kỳ. Nhưng không nhiều người chú tâm đến việc xét nghiệm, dẫn đến bản thân đang mang mầm bệnh mà không hề biết. Sau đó, họ vô tình lây nhiễm cho bạn tình dù chỉ quan hệ với 1 người trong một thời điểm. Đó là lý do tại sao chỉ cần một bạn tình là đã có khả năng lây nhiễm STIs.
4/ STIs rất phổ biến. Theo WHO (*), hơn 1 triệu ca mắc phải STIs mỗi ngày trên toàn thế giới, phần lớn trong số đó không có triệu chứng.
Hình ảnh được cung cấp bởi National Cancer Institute trên Unsplash
Theo SEBT, cách “chữa trị” duy nhất cho tình trạng k/ỳ t/hị STIs là giáo dục giới tính tốt hơn. Mọi người cần biết mức độ phổ biến của các bệnh này cũng như bản chất lây nhiễm của chúng. Từ đó, chúng ta sẽ có cái nhìn đúng đắn về STIs, không còn sự phán xét, k/ỳ t/thị vô lý. Điều này cũng giúp chúng ta dễ dàng thực hiện thói quen đi xét nghiệm STIs định kỳ mà không phải lo ngại vấn đề gì.
SEBT cũng đã cho ra podcast “STIs có gì sai” tập hợp tất cả kiến thức cần biết về các bệnh lây truyền qua đường tình dục này. Bạn có thể dễ dàng nghe mọi lúc mọi nơi tại kênh Spotify của SEBT:
(*) https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/sexually-transmitted-infections-(stis)
Cảm thấy buồn tiểu khi quan hệ thì có làm sao không?
Tình trạng buồn đi tiểu mỗi lần quan hệ sẽ thường gặp ở nữ giới hơn vì cơ thể nam giới có cơ chế ngăn cản việc đi tiểu khi họ cương cứng. Vậy do đâu mà nữ giới lại có tình trạng như vậy và cách khắc phục như thế nào để không làm mất hứng giữa chừng khi “yêu”? Cùng SEBT tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Vì sao nữ giới hay thấy buồn tiểu khi đang “yêu”?
Kích thích tình dục có thể gây áp lực lên bàng quang hoặc niệu đạo của nữ giới, tạo ra cảm giác “mắc đi nhẹ”. Đó cũng được xem như phản ứng của cơ thể trước khi “lên đỉnh” chứ không thực sự là buồn tiểu.
Bên cạnh đó, nữ giới có thể tiết ra nước tiểu khi “yêu”. Khi kết hợp với cơ sàn chậu đang yếu, áp lực trên bàng quang có thể tạo ra chứng tiểu không tự chủ. Trường hợp bạn “chảy nước” trước hoặc trong khi đạt cực khoái, thường là do cơ bàng quang co thắt, còn được gọi là chứng tiểu không tự chủ.
Tiểu không tự chủ là một triệu chứng của bàng quang hoạt động quá mức. Nó thường được biểu hiện qua nhu cầu đi tiểu đột ngột và cấp bách, bàng quang co bóp không tự chủ, từ đó có thể tống nước tiểu ra ngoài.
Lý do cũng có thể vì căng thẳng không kiểm soát
Cảm giác buồn tiểu mỗi khi quan hệ cũng có thể là do bạn đang bị căng thẳng không kiểm soát. Tình trạng này xảy ra khi một hoạt động như quan hệ tình dục gây áp lực lên bàng quang của bạn. Các yếu tố kích hoạt chứng tiểu không tự chủ do căng thẳng sẽ khác nhau đối với mỗi người, ví dụ như:
- Ho
- Cười
- Hắt xì
- Nâng vật nặng
- Thực hiện các hoạt động thể chất như chạy hoặc nhảy
- Quan hệ tình dục
Hình ảnh được cung cấp bởi Emiliano Vittoriosi trên Unsplash
Vậy nên làm gì để không còn thấy buồn tiểu khi quan hệ?
Đi vệ sinh trước khi quan hệ
Một trong những giải pháp đơn giản nhất để đảm bảo bạn không bị “tuôn nước” hay buồn tiểu không mong muốn là đi vệ sinh trước khi quan hệ.
Thử thay đổi tư thế
Đôi khi, một sự thay đổi tư thế đơn giản có thể loại bỏ cảm giác “mắc tè”. Hãy trò chuyện, trao đổi với bạn tình để xem hoạt động nào, tư thế ra sao sẽ đem lại cảm giác tốt nhất cho bạn.
Tự mình trải nghiệm để xem điều gì phù hợp
Hình ảnh được cung cấp bởi Taras Chernus trên Unsplash
Một số bạn nữ sẽ cảm thấy buồn tiểu trước khi đạt cực khoái. Để biết liệu cảm giác đó có thực sự là tiền thân của khoái cảm hay không, bạn hãy dành thời gian t.hủ d.âm để khám phá cơ thể bằng ngón tay hoặc máy rung nhỏ. Khi bạn cảm thấy muốn đi tiểu thì cứ tiếp tục “tự sướng”, đừng dừng lại. Nếu cảm giác “mắc tè” cứ thế trôi qua, bạn sẽ biết đó chỉ là cách cơ thể bạn phản ứng chứ không thực sự là muốn đi tiểu. Từ đó bạn có thể phân biệt rõ hơn giữa việc thực sự muốn đi tiểu hay là đang sắp đạt cực khoái.
Tăng cường cơ sàn chậu
Đối với nữ giới, nếu gặp tình trạng “mắc đi nhẹ” liên tục và biết rõ đó không phải là giai đoạn chuẩn bị “lên đỉnh”, bạn nên thăm khám bác sĩ để nhận được lời khuyên về các bài tập chuyên về cơ vùng chậu của phụ nữ. Liệu pháp phản hồi sinh học (liệu pháp bổ trợ trong y học nhằm kiểm soát cơ thể bằng tâm trí), có thể giúp tăng cường cơ sàn chậu của bạn, cùng với các bài tập Kegel hay Squat.
Luyện tập bàng quang
Rèn luyện bàng quang nghĩa là bạn sẽ đi vệ sinh theo một lịch trình cố định, cho dù bạn có cảm thấy muốn đi hay không. Áp dụng các phương pháp thư giãn (được khuyến cáo như đưa sự tập trung của bạn vào hơi thở, hít sâu, thở ra một cách chậm rãi hoặc đếm “cừu” từ 1 đến 100), để ngăn chặn sự “thôi thúc” ở bàng quang, nếu bạn cảm thấy muốn đi tiểu trước thời gian theo như dự kiến. Việc luyện tập này có thể cần 3 đến 4 tháng để bạn điều hòa lại được bàng quang.
Hình ảnh được cung cấp bởi Meghan Holmes trên Unsplash
Lời kết
Như vậy “mắc đi nhẹ” có thể thường gặp khi quan hệ, đó như một sự kích thích lên bàng quang hay niệu đạo, cũng có thể là phản ứng của cơ thể chuẩn bị “lên đỉnh”. Bạn hãy từng bước lắng nghe cơ thể mình, trải nghiệm tìình dục một số lần thì cơ thể sẽ điều hòa hơn, mang lại nhiều cảm giác tuyệt vời hơn. Nhưng nếu bạn thấy cảm giác “buồn đi tiểu” ảnh hưởng đến cuộc “yêu” thì nên thăm khám để được tư vấn tốt nhất nhé.
Nguồn tham khảo
+ Peeing during sex: Causes, treatment, and prevention (medicalnewstoday.com)
+ Peeing During Sex: What You Should Know (healthline.com)
+ Why Do I Feel Like I Need To Pee During Sex? 3 Ways To Overcome It. – National Association For Continence (nafc.org)
+ Bladder Training Techniques (webmd.com)
Hiểu đúng về thuốc k/ích d/ục và cách sử dụng an toàn
Có lẽ bạn đã nghe nhiều về cụm từ “thuốc k/ích d/ục” nhưng chưa nắm rõ về bản chất của nó cũng như cách thức sử dụng. SEBT xin được chia sẻ đến bạn kiến thức chính thống về thuốc k/ích d/ục, để từ đó tự mỗi người có cách nhìn văn minh hơn với chủ đề này và biết cần làm gì để mình khỏe mạnh nhất.
Câu chuyện về thuốc k/ích d/ục
Có một thuật ngữ Chem S/ex, kết hợp của 2 từ Chemical và S/ex, được hiểu là hành vi sử dụng chất nhằm mục đích cụ thể liên quan đến tình dục. Ví dụ như Viagra để điều trị rối loạn cương dương cũng thuộc nhóm này.
Nói đến sử dụng chất trong tình dục thì sẽ được chia ra những chất kích thích và chất k/ích d/ục. Chất k/ích d/ục có hai loại:
+ Popper: chất k/ích dục d/ạng hóa hơi
+ Thuốc tr/ợ cư/ơng, Vi/agra
Tên chất k/ích d/ục hay thuốc k/ích d/ục, thường được mọi người nghĩ là có tác dụng giúp cá nhân từ trạng thái không ham muốn chuyển sang ham muốn. Điều này chưa đúng. Hiện nay theo cơ chế sinh học, chưa có chất nào được gọi là k/ích d/ục theo ý nghĩa kích hoạt từ chế độ “thờ ơ” chuyển sang “hào hứng”. Chất k/ích dụ/c thực chất được sử dụng với mục đích tăng sự khoái cảm đạt được khi “yêu”. Hay gọi đúng phải là chất hỗ trợ tình dục.
Hình ảnh được cung cấp bởi Paul Wong trên Unsplash
Bạn có thể ghé thăm kênh Youtube của SEBT trong chuỗi series Chem Se/gg để hiểu rõ hơn về chủ đề này.
Chất hỗ trợ tình dục liên quan đến hưng phấn và ham muốn tình dục như thế nào?
Hưng phấn và ham muốn liên quan đến nhịp sinh lý – các tác động điều hòa bởi các hormone sinh dục và cảm nhận, suy nghĩ của cá nhân về tình dục. Hai cơ chế này sẽ thường liên hợp với nhau. Như khi bạn nhìn thấy hình ảnh gợi cảm, trong bạn trở nên ham muốn, từ đó kích thích cơ thể tiết ra những hormone tạo hưng phấn tình dục. Và những chất này lại tiếp tục làm bản thân muốn “trộ” nhiều hơn, muốn hành động “yêu”. Chất hỗ trợ tình dục sẽ làm cá nhân cảm thấy “sướng” hơn khi “ân ái”, điều này cho cơ thể cảm nhận ham muốn của mình được tăng lên. Nên bản chất của chất hỗ trợ tình dục vốn không tạo ra ham muốn.
Popper, chất hỗ trợ tình dục dạng hóa hơi
Đây là chất hạ áp, giãn mạch ở dạng hóa hơi. Trong quá trình giãn mạch, có tác động đến não bộ, tạo ra trạng thái hơi chóng mặt, nóng bừng mặt, tim đập nhanh hơn. Nếu liên kết trạng thái chóng mặt với tiếng nhạc ở bar có thể đem đến cảm giác “phê pha”. Một số bạn sẽ “mượn” điều này để giảm cảm giác đau khi quan hệ. Nhưng khi dùng quá ngưỡng của cơ thể thì bạn có thể không cảm nhận được gì khi “yêu”, và không cương được. Popper có thể làm giãn một số vùng cơ, nên có người dùng khi quan hệ cửa sau.
Thuốc tr/ợ cư/ơng, Vi/agra
Thuốc này có tác dụng giãn cơ trơn gián tiếp, từ đó tăng lưu lượng dòng máu đến thể hang, giúp bé “ciu” được cương hơn. Thuốc này đã được FDA công nhận cho việc hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương. Liều khuyến cáo sử dụng là 50mg/lần, uống trước khi quan hệ 1 tiếng. Không dùng quá 100mg/1 lần. Và đặc biệt lưu ý, thuốc này dùng theo chỉ định kê đơn của bác sĩ nếu bạn có những rối loạn liên quan đến cương cứng. Vì thế, bạn phải bám sát tư vấn của bác sĩ, không được tự ý mua và sử dụng.
Ngoài ra, cũng có những người cảm thấy đau đầu trong và sau khi sử dụng.
Hình ảnh được cung cấp bởi Mike Dorner trên Unsplash
Sử dụng như thế nào?
Popper là dạng hóa hơi nên không được nuốt, rất nguy hiểm. Popper ít có nguy cơ khiến bạn n/ghiện hay phụ thuộc vào nó. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa bạn thoải mái sử dụng vì tiêu thụ trên người của chất này chưa thật sự được cấp phép. Với thuốc trợ c/ương V/iagra thì luôn cần hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
Khi sử dụng chất hỗ trợ tình dục, bạn luôn cần có sự kiểm soát, trách nhiệm cao độ từ bản thân. Có rất nhiều người dùng và họ biết được đâu là điểm dừng. Đứng ở một góc độ khách quan, việc dùng chất hỗ trợ tình dục là tùy ở mỗi người; không thể phán xét cái này là “tệ nạn” hay “cần xa lánh”. Nên chăng chúng ta hãy lắng nghe câu chuyện thật sự đằng sau lý do một người muốn sử dụng chất hỗ trợ tình dục. Cho họ sự đồng cảm, để tìm ra “liều thuốc” phù hợp nhất, an toàn nhất “chữa lành” cái vấn đề sâu bên trong họ. Từ đó mỗi người sẽ biết nên làm gì là tốt nhất cho bản thân.
Lời kết
Tình dục luôn phải ưu tiên sự an toàn về thể chất và tinh thần. Chất hỗ trợ tình dục có thể được sử dụng với mục đích cụ thể, lành mạnh; tất nhiên không thể thiếu mục đích xấu xa. Điều quan trọng là bạn cần hiểu bản chất của những gì mình đưa vào trong cơ thể cho mỗi cuộc “yêu” và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Nguồn tham khảo
1) Aphrodisiac: Definition, Types, and How to Use Them (verywellmind.com)
2) Aphrodisiacs: Do they work? (medicalnewstoday.com)
3) Sex Drugs & Aphrodisiacs – Human Enhancement Drugs Network
Mối quan hệ thú vị giữa tình dục và đồ ăn
Thật khó để cảm thấy lãng mạn hay thân mật nếu bạn đang đói. Và có một số món giúp bạn thấy hưng phấn với chuyện “yêu” hơn. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc về mối quan hệ giữa tình dục và đồ ăn?
Não – Tình dục – Đồ ăn
Não là trung tâm của mọi cảm xúc và suy nghĩ. Bộ não điều hành một mạng lưới các chất dẫn truyền thần kinh và hệ nội tiết phức tạp. Những dây thần kinh, kích thích tố và các hóa chất khác không chỉ chịu trách nhiệm cho ham muốn tình dục mà còn cho các phản ứng khác, chẳng hạn như cách bạn nếm thức ăn. Cái “ngon” từ đồ ăn có thể có đường dẫn truyền thần kinh tương tự như khi bạn trải nghiệm tình dục thăng hoa. (1)
Hình ảnh được cung cấp bởi Elisa từ Pixabay
Thức ăn và tình dục cũng có mối liên hệ về mặt thể chất trong hệ thống viền của não bộ, hệ thống kiểm soát hoạt động cảm xúc nói chung. Chúng đi trên một dòng cảm xúc giống nhau và đưa ra những kiểu phản ứng giống nhau. Dopamine có thể tiết ra khi thèm ăn và được ăn món mình thích. Dopamine cũng sản sinh khi có ham muốn tình dục và được tận hưởng cuộc “yêu” trọn vẹn.
Sự cảm nhận từ các giác quan
Cơ thể chúng ta hoạt động theo nhiều cách giống nhau khi chúng ta ăn uống và quan hệ tình dục. Ví như vị giác, thị giác, khứu giác và xúc giác lúc thưởng thức một món ăn sẽ rất đặc trưng theo từng người; và nó cũng thể hiện rất đặc biệt trong tình dục ở mỗi người.
Hình ảnh được cung cấp bởi cattalin từ Pixabay
Một cái nhìn làm bạn thấy đối phương thật cuốn hút, tạo nên những kích thích trong người và muốn được hòa quyện với người ấy. Trong ẩm thực, vẻ đẹp của món ăn cũng làm bạn “có những cơn thòm thèm nhỏ dãi”. Khi được ăn món mình thích, khi được “thăng hoa” trong tình dục, tất cả đều đem đến cho bạn sự hài lòng, thỏa mãn và muốn lặp lại hành động đó nhiều lần nữa.
Cách bạn kết nối với cơ thể
Khi chúng ta có mối quan hệ tích cực với cơ thể, chúng ta được kết nối với nó, chúng ta đang lắng nghe và tôn trọng các tín hiệu giao tiếp của cơ thể. Bạn cảm thấy tình yêu bạn dành cho đồ ăn, đồ uống như chính cách bạn đang trân trọng mình. Bạn ăn trong hạnh phúc, bạn nhận ra mình đang giúp cơ thể tốt hơn từ những gì mình nạp vào người.
Hình ảnh được cung cấp bởi englishlikeanative từ Pixabay
Đối với tình dục cũng thế, khi trân trọng bản thân, bạn tự biết điều gì phù hợp, biết nên nói gì với đối phương để trải nghiệm tuyệt vời hơn. Và bạn hiểu được ý nghĩa tình dục đang làm bạn “đẹp” hơn nên ý thức được những hành động nào là an toàn, là thoải mái, là hài lòng với chính mình.
Chiếc bụng ấm no
Ruột là bộ não thứ hai của con người. Khi cơ thể hấp thu, chuyển hóa thức ăn một cách điều hòa, bạn sẽ tự có năng lượng cả về thể chất lẫn tinh thần. Và vòng ngược lại, nếu bạn cân bằng được tâm của mình, cảm thấy nhẹ nhàng trong cuộc sống thì bạn sẽ thấy ngon miệng hơn với các bữa ăn.
Hình ảnh được cung cấp bởi Silvia từ Pixabay
Một số vi khuẩn đường ruột như Bifidobacterium, có liên quan đến việc tăng nồng độ axit kynurenic và tryptophan. Đây là những tiền chất của serotonin có vai trò quan trọng để ổn định tâm trạng. Nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy serotonin có thể giúp giảm bớt sự tức giận, trầm cảm và căng thẳng. Bên cạnh đó lượng serotonin nếu quá thừa cũng có thể ức chế ham muốn và hưng phấn t.ình d.ục. Sự cân bằng phù hợp của vi khuẩn đường ruột thông qua chế độ ăn uống và chất dẫn truyền thần kinh dường như có ý nghĩa trong việc duy trì ham muốn t.ình d.ục lành mạnh. (2)
Sự hưng phấn
Có một số thực phẩm có thể mang lại cảm giác hưng phấn và làm bạn nghĩ về chuyện tình dục như:
Sô cô la: Sô cô la có thể không chịu trách nhiệm về tạo năng lượng tình dục, nhưng nó có thể mang lại điều kiện đủ để bạn có tâm trạng dễ chịu thoải mái và thêm phần hưng phấn nhờ vào hoạt chất phenylethylamine. (3)
Hình ảnh được cung cấp bởi NoName_13 từ Pixabay
Chuối: Bản thân chuối được cho là quan trọng đối với việc sản xuất hormone giới tính vì chúng chứa hàm lượng kali và vitamin B cao. (4) Bên cạnh đó hình ảnh của chuối giống với “cậu ciu” nên có thể tạo nên sự kích thích thông qua liên tưởng.
Hàu: Rất giàu kẽm, một khoáng chất quan trọng cho sự trưởng thành về sinh dục. Kẽm giúp cơ thể sản xuất testosterone, một loại hormone liên quan đến ham muốn tình dục. Nó cũng giúp tổng hợp hormone tuyến giáp, cần thiết để có năng lượng hoạt động.
Lời kết
Khám phá mối quan hệ lý thú giữa đồ ăn và tình dục có thể giúp bạn yêu thương cơ thể của mình hơn. Chăm sóc bản thân với chế độ ăn uống phù hợp để được khỏe, được sảng khoái trong tinh thần và thể chất. Điều này cũng mang đến những cảm nhận tuyệt vời hơn trong chính bạn đối với tình dục.
Nguồn tham khảo
(1) Sex and Eating: Relationships Based on Wanting and Liking – PMC (nih.gov)
(2) Think Twice: How the Gut’s “Second Brain” Influences Mood and Well-Being – Scientific American
(3) PEA – a Natural Antidepressant | Clinical Education
(4) Hypokalemia alters sex hormone and gonadotropin levels: evidence that FSH may be required for luteinization | American Journal of Physiology-Endocrinology and Metabolism